Bảng chiều cao cân nặng của trẻ từ 0-10 tuổi theo tiêu chuẩn mới nhất 

Niềm vui to lớn nhất của ba mẹ là thấy trẻ được cao lớn và phát triển khỏe mạnh. Muốn có một sức khỏe tốt thì trẻ cần có một chiều cao và cân nặng chuẩn. Vì vậy cha mẹ cần phải quan tâm đến chiều cao cân nặng của trẻ để quan sát tình trạng sức khỏe kịp thời. Trong bài viết này, Cân Lộc Phát sẽ giới thiệu cho bạn về bảng chiều cao cân nặng của trẻ từ 0-10 tuổi chuẩn mới nhất. Bảng này sẽ giúp ba mẹ biết được tiêu chuẩn để đánh giá sự phát triển của con trẻ nhé!

1. Sự phát triển chiều cao, cân nặng của bé

Khi trẻ mới chào đời thì cân nặng chiều cao của trẻ đều tăng lên vô cùng nhanh chóng. Trẻ bắt đầu phát triển khi 1 tuổi, cân nặng của trẻ sẽ phát triển gấp đôi so với giai đoạn vừa ra đời. Không những cân nặng mà chiều cao của trẻ có thể đạt được 75cm khi trẻ 1 tuổi.Khi trẻ 2 tuổi, trẻ có thể tăng thêm cỡ 10cm và từ 10 tuổi trở đi, trẻ sẽ tăng trung bình khoảng 5cm chiều cao ở mỗi năm.

Để bắt đầu lớn dần và tăng trưởng thì chiều cao cũng sẽ phát triển chậm lại. Do đó các bậc cha mẹ cần phải cung cấp đầy đủ các dinh dưỡng cần thiết để chiều cao của trẻ có thể phát triển tốt nhất. Đặc biệt là giai đoạn trẻ đang tiền dậy thì, là giai đang quan trọng nhất. Chiều cao cân nặng của trẻ sẽ phát triển chậm đi ở độ tuổi dậy thì. Thậm chí có trường hợp trẻ chỉ tăng chiều cao 1 đến 2cm ở mỗi năm hoặc không tăng. Khi đến tuổi năm 23- 25 tuổi thì chiều cao sẽ không phát triển nữa.

bảng chiều cao cân nặng của trẻ

Vì thế cha mẹ cần biết chính xác và theo dõi bảng chiều cao cân nặng của trẻ. Nó giúp ba mẹ biết được trẻ đang phát triển bình thường hay chậm phát triển. 

2. Bảng chiều cao cân nặng của trẻ chuẩn mới nhất

Cơ thể của trẻ từ khi mới sinh ra đến tuổi dậy thì sẽ phát triển không ngừng. Vì vậy, trẻ ở giai đoạn từ 0-18 tuổi, tiêu chí quan trọng nhất chính là chiều cao cân nặng của trẻ để nắm rõ sự phát triển ở trẻ. Ngoài ra, sự phát triển theo giới tính cũng sẽ có sự khác nhau nhất định. Nên bảng chiều cao cân nặng của trẻ sẽ được chia ra cho bé trai và bé gái.

Hiện nay, bảng tiêu chuẩn đo chiều cao cân nặng của trẻ được WHO công bố nên đây là nguồn thông tin đáng tin cậy cho các ba mẹ. Nhờ đó, ba mẹ có thể quan tâm, chăm sóc con trẻ trong quá trình nuôi dạy con cái. Đặc biệt là trong khoảng thời gian trẻ trong độ tuổi từ 0-10 tuổi, chiều cao cân nặng của trẻ cần được quan sát kĩ lưỡng nhất.

Bảng chiều cao cân nặng của trẻ (bé gái) chuẩn

Sau đây là bảng chiều cao cân nặng của bé gái chuẩn mới nhất khi trẻ sơ sinh đến khi bé đến 10 tuổi. Bạn hãy so sánh đối chiếu với chiều cao cân nặng của con yêu. Bạn hãy căn cứ vào bảng số liệu chuẩn này thấy sự tăng trưởng, phát triển của con trong mỗi giai đoạn.

bảng chiều cao cân nặng của trẻ bé gái

Bảng chiều cao cân nặng của trẻ (bé trai) chuẩn

Đây cũng là bảng chiều cao cân nặng của bé trai để bạn tham khảo mới nhất theo tiêu chuẩn trẻ từ sơ sinh đến 10 tuổi. Dựa vào dữ liệu này để có cơ sở đánh giá sự tăng trưởng của trẻ qua từng giai đoạn. bạn hãy tham khảo, so sánh chiều cao cân nặng của bé dựa theo bảng nhé!

bảng chiều cao cân nặng của trẻ bé trai

3. Các tiêu chí khác ngoài bảng chiều cao cân nặng của trẻ

Ngoài 2 tiêu chí chiều cao và cân nặng của trẻ theo tiêu chuẩn của WHO thì bạn cũng cần quan tâm đến một số tiêu chí để đánh giá, kiểm soát sự phát triển của trẻ. Bạn cũng nên lưu ý khi mỗi bé trong những giai đoạn khác nhau sẽ đa dạng trong khi phát triển và đặc điểm riêng.

Phát triển về thể chất

  • Trẻ có thể làm theo hiệu lệnh để điều chỉnh được tốc độ đi và chạy. 
  • Trẻ có thể ngắm, tập trung vào mục tiêu và ném chính xác.
  • Trẻ nhận biết được nét chữ, hình vẽ khi được dạy hoặc nhìn thấy và vẽ lại theo mẫu.

Phát triển về mặt nhận thức

  • Trẻ có khả năng biết phân biệt được sự vật xung quanh mình nhờ vào đặc điểm rất cơ bản của vật 
  • Trẻ em có thể nhận biết và làm quen về số lượng. Sau đó trẻ tập đếm từ 1 đến 10 và nhận biết thứ tự 
  • Biết tìm hiểu, suy đoán và giải thích được các hiện tượng đơn giản xảy ra xung quanh.
  • Nắm được cơ bản về mặt thời gian như hôm qua, hôm nay, ngày mai,…
  • Phân biệt được tính chất những tình huống giữa sự thật và tưởng tượng, giữa thật và chơi.

Khả năng ngôn ngữ

  • Ngôn ngữ cũng dần phát triển không kém gì chiều cao cân nặng của trẻ
  • Bé bắt đầu biết nghe kể chuyện, đọc thơ nhưng không ngắt lời. Trẻ thể hiện cảm xúc khi lắng nghe câu chuyện bằng cái gật đầu hoặc nét mặt. Sau khi tiếp thu có thể nghe, đọc và kể lại câu chuyện rõ ràng.
  • Một số ký hiệu quen thuộc được bé nhận ra dễ dàng, bắt đầu vẽ và có khả năng sáng tạo. Bé vẽ các hình vẽ rất đơn giản theo sở thích của bé.

Khả năng ngôn ngữ của trẻ

Về quan hệ và tình cảm đối với mọi người xung quanh

  • Trẻ thực hiện các công việc được giao.
  • Nhận biết được trách nhiệm và tuân thủ theo các quy tắc ở một số nơi quy định. Trẻ thực hiện nề nếp trong sinh hoạt hằng ngày.
  • Biết quan tâm đến mọi người xung quanh, biết cách biểu lộ cảm xúc.

Sau khi hiểu rõ được tiêu chuẩn chung của bảng chiều cao cân nặng của trẻ thì ba mẹ cũng cần quan tâm đến các tiêu chí khác. Những tiêu chí đó cũng đóng vai trò quan trọng để ba mẹ từng bước nuôi dưỡng con trưởng thành.

4. Yếu tố nào ảnh hưởng đến cân nặng chiều cao cân nặng ở trẻ?

Gen di truyền ảnh hưởng đến chiều cao cân nặng của trẻ

Khi đứa trẻ sinh ra, con nhận được đầy đủ những đặc điểm di truyền từ bố và mẹ. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, yếu tố di truyền có một tác động lớn đến sự phát triển và kích thước của các cơ quan trong cơ thể.

Họ còn tiến hành nhiều nghiên cứu và phát hiện ra rằng, yếu tố nhóm máu, lượng mỡ thừa cơ thể và cân nặng của bố mẹ cũng tác động không nhỏ đến sự phát triển thể chất của trẻ. Nghiên cứu này đăng trên trên tạp chí Sinh học ở người tại Mỹ (American Journal of Human Biology). Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng, chiều cao của trẻ thường chỉ chịu tác động khoảng 23% từ yếu tố di truyền mà thôi.

Gen di truyền ảnh hưởng đến chiều cao cân nặng của trẻ

Yếu tố dinh dưỡng, môi trường sống

Đại học Liên hợp quốc tại Tokyo, Nhật Bản đã nghiên cứu yếu tố môi trường bên ngoài như dinh dưỡng là điều rất quan trọng khi trẻ phát triển. Ví dụ như tình trạng suy dinh dưỡng khiến quá trình phát triển về thể chất chậm. Nó không chỉ tác động đến xương, răng, kích thước các cơ quan của cơ thể mà còn trì hoãn khả năng phát triển của trẻ. Đặc biệt là trẻ ở độ tuổi dậy thì và tiền dậy thì.

Nếu trẻ được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, trẻ sự bắt kịp được mức độ tăng trưởng đáng có. Bạn cần cung cấp đủ những chất dinh dưỡng tốt cho trẻ ở mỗi giai đoạn. Nhất là canxi để con yêu chiều cao được cải thiện. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, các yếu tố môi trường khác như: khí hậu, ô nhiễm môi trường cũng làm chậm quá trình phát triển thể chất ở trẻ. Nên bảo vệ con mình một cách tốt nhất để phát triển toàn diện.

Bệnh tật ảnh hưởng đến chiều cao cân nặng của trẻ

Trong giai đoạn phát triển, việc mắc một số chứng bệnh như còi xương, suy dinh dưỡng cũng sẽ làm hạn chế việc phát triển chiều cao của trẻ. Do đó, bố mẹ cần chú ý thường xuyên kiểm tra chiều cao và cân nặng cho bé để sớm phát hiện các chứng bệnh ở trẻ nếu có nhằm chữa trị kịp thời.

Ba mẹ quan tâm đến con trẻ

Nghiên cứu tại Viện quốc gia về Sức khỏe trẻ em và Sự phát triển con người (Hoa Kỳ) chỉ ra rằng, sự chăm sóc của bố mẹ lẫn những người không cùng huyết thống (người giữ trẻ) là một yếu tố tác động lớn đến việc phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần, hành vi và cảm xúc của một đứa trẻ từ lúc sinh ra đến tuổi dậy thì. Bạn cần theo dõi bảng chiều cao cân nặng của trẻ cùng các yếu tố khác chăm sóc tốt hơn. 

Ba mẹ quan tâm đến con trẻ

Chăm sóc sức khỏe của mẹ khi mang thai và cho con bú

Việc chăm sóc, quan tâm sức khỏe của mẹ trong thời kỳ mang thai và cho con bú có vai trò rất quan trọng. Vì vậy, nếu mẹ mang thai thường hay căng thẳng thì sẽ làm sự phát triển trí tuệ, kỹ năng vận động của trẻ yếu hơn. Trong thời kỳ mang thai và cho con bú nên hết sức lưu ý ăn uống đủ dinh dưỡng, bổ sung các khoáng chất cần thiết và vitamin. 

Vận động tập luyện thể thao

Một thực tế dễ nhận thấy ở trẻ em ngày nay là tình trạng lười vận động và hay thức khuya. Với sự phát triển bùng nổ của công nghệ, hình ảnh trẻ em chơi đùa, chạy nhảy, đá cầu, đá bóng ngày càng ít đi, thay vào đó là hình ảnh của những cô cậu nhỏ dán mắt vào màn hình điện thoại, iPad hay tivi. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển hệ cơ xương khớp của trẻ lẫn hệ thần kinh. Do đó, bạn nên khuyến khích trẻ tham gia nhiều hơn nữa các môn thể thao giúp tăng cường chiều cao như bóng rổ, bơi lội, đạp xe, bóng chuyền, nhảy dây…

Vận động tập luyện thể thao

Đối với những trẻ thừa cân, việc tích cực vận động còn giúp con lấy có được cân nặng lý tưởng, hạn chế nhiều bệnh lý như tiểu đường, tim mạch ở trẻ. Bên cạnh đó, việc trẻ thức khuya còn khiến chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng rất lớn. Một giấc ngủ sâu và đủ giúp hỗ trợ tăng cường mật độ xương và có thể phát triển chiều cao của bé.

 



GIVE YOUR COMMENT HERE

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *