Tải trọng là gì? Tải trọng và trọng tải khác nhau như thế nào?

Tải trọng là một thuật ngữ quen thuộc trong ngành hàng vận tải hàng hoá, xe cộ mà chắc hẳn bạn cũng đã từng nghe tới. Nếu như bạn chưa hiểu tải trọng là gì? Cũng như chưa phân biệt được giữa trọng tải và tải trọng thì đừng bỏ qua thông tin quan trọng và chi tiết nhất ngay sau đây cũng Cân Lộc Phát.

Tải trọng là gì?

Trong cuộc sống hàng ngày, bạn chắc chắn đã nghe qua tải trọng. Nhưng ít ai biết tải trọng là gì. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu khái niệm về tải trọng. Nếu xét trên phương diện vật lý cơ học, tải trọng được định nghĩa là một lực hoặc ngẫu lực từ bên ngoài tác động trực tiếp lên 1 vật. Hiểu nôm na thì tải trọng là số cân nặng mà vật đó đang gánh trên người. Trong thực tế khái niệm tải trọng thường gắn liền với xe tải hoặc bán tải và được gọi chung là tải trọng xe. Nó có nghĩa là khối lượng mà chiếc xe đó có thể chuyên chở được.

Ý nghĩa của tải trọng là gì?

Từ định nghĩa ở trên, ta có thể hiểu tải trọng là sức chở hàng của các loại xe được nhà nước và bộ giao thông đường bộ quy định. Tải trọng của từng loại xe được quy định dựa trên thông số của loại xe đó. Sở dĩ có quy định như vậy là để tránh cho người dân dồn hàng vượt quá sức chở của xe. Từ đó, khiến việc điều khiển phương tiện trở nên khó khăn, dễ gây tai nạn cho chủ sở hữu và người khác.

Ngoài ra, tải trọng xe còn chỉ ra khả năng làm việc của xe là bao nhiêu. Từ đó giúp người mua có thể đối chiếu với nhu cầu sử dụng để quyết định có mua chiếc xe đó hay không. 

tải trọng là gì

Tải trọng và trọng tải xe khác nhau thế nào?

Tải trọng xe là một khái niệm rất dễ nhầm lẫn. Nhiều người vẫn hay nhầm lẫn tải trọng xe với một số khái niệm liên quan. Cụ thể là trọng tải xe. Vậy tải trọng xe là gì? Trọng tải xe là gì? Chúng khác nhau thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Trọng tải được hiểu là khối lượng của toàn bộ chiếc xe bao gồm: Khối lượng của chiếc xe, khối lượng của người điều khiển, khối lượng của người ngồi sau xe và khối lượng của hàng hóa. Còn tải trọng chỉ bao gồm toàn bộ trọng lượng người và hàng hóa.

Cách tính tải trọng xe

Chúng tôi sẽ lấy 1 ví dụ để bạn dễ phân biệt tải trọng xe và trọng tải xe. Một chiếc xe ô tô bán tải chờ hàng hóa có trọng lượng là 50kg. Trong lượng của xe là 60kg. Trọng lượng của toàn bộ người ngồi trên xe cũng là 70kg. Trong trường hợp này, trọng tải là 180kg. Còn tải trọng là 120kg.

Để giúp bạn hiểu rõ hơn tải trọng xe là gì, chúng tôi sẽ đưa ra một phép tính.

Tải trọng xe = Trọng tải xe -trọng lượng của chính chiếc xe đó – Cân nặng của những người ngồi trên xe – cân nặng hàng hóa.

quy định tải trọng xe tải

Cách tính khối lượng hàng hoá quá tải

Khi tham gia lưu thông, bạn cần lưu ý tải trọng xe để tránh bị xử phạt do chở quá khối lượng quy định. Thông thường khung xử phạt khi tải trọng vượt quá quy định sẽ được tính bằng đơn vị phần trăm. Cách tính như sau:

Tải trọng vượt phức cho phép(%)= [(Trọng tải – trọng lượng của xe – tải trọng quy định của xe)/tải trọng quy định của xe]*100%.

Ví dụ: Trọng tải của xe là 160kg. Trong đó, cân nặng của toàn bộ người ngồi trên xe là 60kg, trọng lượng của xe là 50kg và tải trọng quy định là 20kg. Tải trọng vượt mức sẽ được tính như sau: Tải trọng vượt mức(%)= [(160-60-50-20)/20]*100%= 150%. Số liệu này sẽ được đối chiếu vào khung xử phạt để đưa ra hình phạt.

Khung xử phạt khi tải trọng xe vượt mức cho phép

Quá tải (%)  Người điều khiển phương tiện. Chủ phương tiện.
Dưới 10% Không bị phạt. Không bị phạt.
từ 10% đến 30% Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4000.000 đồng đối với chủ sở hữu cá nhân và từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với chủ sở hữu là tổ chức.
từ 30% đến 50% Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và bị tước giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với chủ sở hữu cá nhân và từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng với chủ sở hữu là tổ chức.
từ 50% đến 100%  Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng và bị tước giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng. Phạt tiền từ 14.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với chủ sở hữu cá nhân và 28.000.000 đồng đến 32.000.000 đồng đối với chủ sở hữu là tổ chức.
từ 100% đến 150%  Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng và tước giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng. Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với chủ sở hữu cá nhân và 32.000.000 đồng đến 36.000.000 đồng đối với chủ sở hữu là tổ chức.
Trên 150% Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng và tước giấy phép lái xe từ 3 tháng đến 5 tháng. Phạt tiền từ 18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với chủ sở hữu cá nhân và 36.000.000 đồng đến 40.000.00 đồng đối với chủ sở hữu là tổ chức.

quy định tải trọng xe tải

Phân biệt các hạng tải trọng ở Việt Nam

Xe có tải trọng nhẹ

Xe tải hạng nhẹ là những xe có tải trọng từ 6300 kg trở xuống sẽ được xếp vào loại xe tải trọng nhẹ. Những mẫu xe này thường được dùng vào những mục đích chuyên chở hàng hóa với khối lượng thấp trong một quãng đường ngắn. Ưu điểm của xe tải là cấu tạo nhỏ gọn dễ di chuyển trong các đoạn đường nhỏ. Loại xe này phù hợp để chuyên chở hàng hóa trong các khu đô thị đông dân cư hoặc các vùng nằm sâu trong rừng có đường đi hiểm trở. 

Xe có tải trọng nặng

Xe tải hạng nặng là những xe có tải trọng vượt qua khối lượng của chính nó. Tải trọng của những xe này thường dao động từ 7 tấn đến 70 tấn như: Xe container, xe siêu trọng để vận chuyển máy bay, xe vận chuyển các toa tàu lửa, xe siêu trọng để vận chuyển các loại tàu biển…

tải trọng là gì

Trên đây là tất cả thông tin về tải trọng mà chúng tôi đã tổng hợp được. Chúng tôi mong qua bài viết này có thể giải đáp thắc mắc của bạn rằng tải trọng là gì. Từ đó giúp bạn hiểu và phân biệt được tải trọng và trọng tải. Ngoài ra, Cân Lộc Phát mong bạn đã hiểu rõ các khung hình phạt khi vượt quá tải trọng quy định, cũng như cách tính của chúng. Để đảm bảo an toàn khi di chuyển hoặc không để xe của mình bị quá tải bạn nên đến trạm cân ô tô tại Lộc Phát để xác định tải trọng cũng như trọng tải trước đi vận chuyển hàng hoá nhé.



GIVE YOUR COMMENT HERE

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *